PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH HƯNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

Phần I: Nguồn gốc và hình thức lây nhiễm

1. Virus corona là gì?

Corona là một họ virus lớn, trong đó một số chủng có khả năng gây bệnh khi xâm nhiễm từ động vật sang người, số khác chỉ xâm nhiễm và tồn tại ở các loài động vật bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Đôi khi virus corona từ động vật tiến hóa để lây sang người để rồi sau đó lây từ người sang người như trường hợp Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp (SARS). Hiện tại chủng virus corona gây dịch tại Vũ Hán (2019-nCoV) là một chủng mới chưa từng xuất hiện ở người và có khả năng lây từ người sang người.

2. Virus corona 2019 là gì?

Virus Corona mới năm 2019 (gọi tắt là 2019 nCoV) là chủng virus hô hấp mới, chưa từng xuất hiện ở người và hiện đang gây dịch ở Vũ Hán, Trung Quốc.

3. Nguồn lây nhiễm 2019-nCoV là gì?

Hiện tại vẫn chưa rõ nguồn gốc của chủng 2019-nCoV. Nghiên cứu giải trình tự hệ gene của virus cho thấy chủng virus này có độ tương đồng 96,3% với chủng virus corona từ dơi nên có khả năng cao đây là chủng virus từ dơi bị đột biến rồi xâm nhiễm sang người. Hiện tại cộng đồng y tế đã xác nhận 2019-nCoV có khả năng lây từ người sang người.

4. Dụi mắt mũi có lây không? Hình thức lây lan như thế nào?

Thông thường, lây lan từ người sang người xảy ra qua tiếp xúc gần (khoảng 2 m) với người bệnh. Lây từ người sang người hiện được cho là chủ yếu qua đường giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, tương tự đường lây cúm và các mầm bệnh qua đường hô hấp khác. Giọt bắn có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần hoặc bị hít vào phổi. Hiện vẫn chưa rõ một người có thể nhiễm 2019-nCoV khi chạm vào bề mặt hoặc vật mang virus rồi sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của họ hay không.Thông thường, với hầu hết các loại virus lây qua đường hô hấp, người dễ lây nhất là người đang trong tình trạng có triệu chứng cao nhất (bệnh nặng nhất). Tuy nhiên, với 2019-nCoV, đã có trường hợp lây do tiếp xúc gần với bệnh nhân bị nhiễm virus mà không có triệu chứng.

Cần lưu ý rằng khả năng lây lan từ người sang người của các loại virus khác nhau là khác nhau. Một số virus rất dễ lây lan (như sởi), trong khi các virus khác khó lây hơn. Do 2019-nCoV là loại virus mới chưa từng xuất hiện ở người nên khả năng lan truyền, mức độ nghiêm trọng và các đặc trưng khác của chúng hiện vẫn đang được nghiên cứu làm rõ. Chúng tôi sẽ cập nhật ngay khi có các thông tin này qua website và fanpage của Vinmec.

5. 2019-nCoV có giống với virus gây bệnh MERS và SARS không?

Không. 2019-nCoV là họ virus lớn, chỉ một số có khả năng gây bệnh ở người, số còn lại chỉ tồn tại ở động vật, như lạc đà, mèo và dơi. 2019-nCoV không phải là chủng đã gây bệnh MERS (có nguồn gốc từ lạc đà) và SARS (có nguồn gốc từ mèo cầy). Tuy nhiên nghiên cứu di truyền cho thấy 2019-nCoV có thể đã tiến hoá từ một chủng virus liên quan đến virus gây bệnh SARS. Các nghiên cứu hiện vẫn đang được tiến hành để tìm ra nguồn gốc của 2019-nCoV.

6. Nguy cơ khi mắc 2019-nCoV ở những người khác nhau có khác nhau không?

Thông thường trẻ nhỏ, người già và những người đang bị bệnh (ví dụ như tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan và bệnh hô hấp) sẽ có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn người khác.

Phần 2: Làm thế nào để bảo vệ bản thân trước dịch bệnh?

1. Tôi nên tự bảo vệ như thế nào trước dịch 2019-nCoV?

Nếu bạn chưa tới Trung Quốc và chưa tiếp xúc gần với người nghi nhiễm 2019-nCoV đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc người đã xác nhận bị nhiễm thì có thể tự bảo vệ trước dịch bằng cách:

  • Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng nước rửa tay chứa cồn với nồng độ ít nhất 60%.
  • Tránh dùng tay chưa rửa chạm vào mắt, mũi và mồm
  • Tránh tiếp xúc gần với người ốm
  • Tự cách ly ở nhà khi bạn ốm
  • Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che mũi và miệng khi hắt hơi, ho, sổ mũi. Sau đó cần rửa tay ngay.
  • Làm sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt và vật dụng mà bạn hay chạm vào.

2. Tôi cần làm gì nếu đã tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc bị nhiễm 2019-nCoV?

Theo dõi sức khỏe của bạn bắt đầu từ ngày tiếp xúc gần lần đầu với người bệnh, liên tục trong 14 ngày kể từ lần tiếp xúc gần lần cuối. Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Sốt. Đo thân nhiệt hai lần một ngày.
  • Ho.
  • Khó thở.
  • Các triệu chứng ban đầu cần theo dõi là ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn và sổ mũi.

Nếu bạn bị sốt hoặc bất kỳ triệu chứng nào trong số trên, cần gọi ngay cho cơ sở y tế.

Trước khi đến gặp bác sỹ, cần đảm bảo rằng bạn đã nói với nhân viên y tế về việc mình đã tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc bị nhiễm 2019-nCoV. Điều này sẽ giúp cơ sở y tế chuẩn bị trước nhằm tránh lây nhiễm cho người khác.

Nếu không mắc bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn có thể tiếp tục các hoạt động thường nhật, như đi làm, đi học hoặc các khu vực công cộng khác

Gọi ngay cho cơ sở y tế khi bạn xuất hiện triệu chứng nhiễm virut

3. Tôi chưa từng tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc bị nhiễm, vậy tôi có bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra đường không?

Không. Hiện tại số ca nhiễm 2019-nCoV đã xác nhận tại Việt Nam là 8 ca (tính đến ngày 3/2/2020). Do vậy virus này hiện chưa phát tán rộng rãi trong cộng đồng người Việt tới mức ai cũng phải đeo khẩu trang khi ra đường. Bộ Y tế Việt Nam hiện khuyến cáo đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo việc đeo khẩu trang y tế khi không được chỉ định có thể gây lãng phí, gánh nặng chi phí và tạo cảm giác an toàn giả dẫn tới bỏ qua các biện pháp thiết yếu khác như vệ sinh tay đúng cách. Hơn nữa, việc sử dụng khẩu trang không đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả ngừa bệnh của khẩu trang và có thể làm cạn kiệt nguồn cung khi thực sự cần thiết.

4. Nếu phải đeo khẩu trang thì loại nào là tốt nhất?

Nếu bạn không phải đối tượng nghi nhiễm đang chờ xét nghiệm hoặc bị nhiễm, hoặc không tiếp xúc gần với họ thì khẩu trang y tế 3 lớp là phù hợp nhất. Không nên dùng khẩu trang bằng vải trong mọi tình huống.

5. Có phải đeo khẩu trang liên tục không? Cách đeo khẩu trang đúng là gì?

Nếu đeo khẩu trang y tế, cần sử dụng và thải bỏ đúng cách để đảm hiệu quả và tránh tăng nguy cơ lây nhiễm do sử dụng và loại bỏ khẩu trang sai cách.

Cách sử dụng khẩu trang y tế đúng cách theo thực hành chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện theo khuyến cáo của WHO:

  • Đặt khẩu trang cẩn thận để che miệng và mũi và buộc cẩn thận để giảm thiểu bất kỳ khoảng cách nào giữa mặt và khẩu trang;
  • Tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng;
  • Tháo bỏ khẩu trang đúng cách: không chạm vào mặt trước khẩu trang mà tháo dây từ phía sau;
  • Sau khi tháo bỏ hoặc bất cứ khi nào vô tình chạm vào khẩu trang đã qua sử dụng, rửa tay ngay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc bằng nước rửa tay chứa cồn với hàm lượng ít nhất 60%.
  • Ngay khi khẩu trang đang sử dụng trở nên ẩm/ướt cần thay bằng khẩu trang mới, khô và sạch;
  • Không tái sử dụng khẩu trang dùng một lần;
  • Tháo bỏ khẩu trang dùng một lần sau mỗi lần sử dụng và vứt bỏ chúng ngay sau khi tháo ra.
  •                                                                                                                           -NGUỒN INTERNET-

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngay trên trang bìa là gương mặt tuấn tú với nụ cười tươi sáng của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Ảnh chụp lúc anh vừa đạt giải nhất, học sinh giỏi môn văn lớp 10 toàn miền Bắc. Anh sinh ngày 14/1 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 50 phút - Ngày 27 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Hiếu thảo là đức tính tốt đẹp từ xưa đến nay và đã có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng để chúng ta noi theo. Thang 3, thư viện nhà trường xin giới thiệu tới độc giả cuốn sách “ Kể chuyện g ... Cập nhật lúc : 9 giờ 48 phút - Ngày 27 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Tết nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch hoặc Tết Cổ truyền là dịp lễ quan trọng và thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam chúng ta. Tết về đánh dấu cho một năm cũ đã q ... Cập nhật lúc : 9 giờ 23 phút - Ngày 26 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Tháng mười một ùa về, chắc hẳn nhiều bạn học sinh không khỏi bồi hồi nhớ về những kỉ niệm ngày đầu đến trường, về thầy cô kính yêu bên bạn bè và mái trường. “Người thầy giống như ngọn ... Cập nhật lúc : 8 giờ 45 phút - Ngày 26 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Các em biết không? Không có một giới hạn nào khi nói về phụ nữ và những lời dành riêng cho mẹ thì càng bất tận, vô biên. Bởi mẹ là nguồn hạnh phúc, thiêng liêng, là điều vĩ đại. Mẹ là biểu h ... Cập nhật lúc : 16 giờ 12 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH HƯNG BÀI TUYÊN TRUYỀN GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 9 NĂM HỌC 2023 – 2024 Chủ đề: “An toàn giao thông” Tên sách: Bộ Tài liệu giáo dục An toàn giao thông Kính t ... Cập nhật lúc : 14 giờ 58 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng ngày 05 tháng 02 năm 2024 ( tức ngày 26 tháng chạp năm Quý Mão), Trường Tiểu học Vĩnh Hưng phối hợp với Trung tâm giáo dục kĩ năng sống và phát triển tài năng Everest tổ chức buổi Sinh ... Cập nhật lúc : 21 giờ 24 phút - Ngày 5 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng ngày 29 tháng 1 năm 2024, nhà trường cùng Liên đội Trường Tiểu học Vĩnh Hưng tổ chức buổi " Giao lưu Nối vòng tay nhân ái" với Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề hỗ trợ trẻ em thiệt thòi ... Cập nhật lúc : 10 giờ 18 phút - Ngày 30 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng ngày 11 tháng 01 năm 2024, chi bộ, công đoàn và tập thể sư phạm Trường Tiểu học Vĩnh Hưng tổ chức buổi gặp mặt chia tay đ/c Nguyễn Thị Thu Hải- kế toán của nhà trường luân chuyển công t ... Cập nhật lúc : 21 giờ 15 phút - Ngày 18 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 36/PGD ĐT- TH ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Giang về Tổ chức giải bóng đá học sinh nam tiểu học cấp huyện trong khuôn khổ Hội khỏe ... Cập nhật lúc : 21 giờ 12 phút - Ngày 26 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 5 môn Toán năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 4 môn Toán năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 3 môn Toán năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 2 môn Toán năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 1 môn Toán năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Anh năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì I lớp 3 môn Tiếng Anh năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì I lớp 4 môn Lịch sử - Địa lí năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì I lớp 5 môn Lịch sử - Địa lí năm học 2021 - 2022
Đề kiểm tra cuối học kì I lớp 5 môn Khoa học năm học 2021 - 2022
12345678910...
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kế hoạch tuyển sinh lớp 1 năm học 2023-2024 của Trường Tiểu học Vĩnh Hưng
Kế hoạch tuyển sinh năm học 2023-2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Bình Giang
Kế hoạch tuyển sinh năm học 2023-2024- Sở Giáo dục và đào tạo Hải Dương
1148- KH kỉ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo VN 20-11-2022
227- KH tổ chức các cuộc thi, giao lưu cấp tiểu học năm học 2022-2023
CV 1031- Hướng dẫn khai giảng năm học 2022-2023
QĐ ban hành KH thời gian năm học 2022-2023
Kế hoạch thời gian năm học 2022-2023
CV 84 của Phòng GD-ĐT Bình Giang về việc điều chỉnh Hội thi GVDG cấp huyện năm học 2021- 2022
CV 132 của UBND huyện Bình Giang về việc rà soát chuyển đổi vị trí công tác năm 2022
CV 279 của Sở GD-ĐT Hải Dương về việc đi học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục
CV 712 của UBND tỉnh Hải Dương về việc thành lập Hội đồng lựa chọn SGK năm học 2022-2023
CV 312 của Sở GD-ĐT về cuộc thi Tiếng Anh IOE cấp quốc gia.
CV 796 của Bộ y tê về việc HD học trực tiếp.
CV 4223- HD liên ngành kiểm soát Côvid-19
12345678910...