Nại Hà kiều:
- Theo Phật học từ điển, cầu này ở về phía
chính đông thập điện. Những người nghèo hèn,
chết yểu đều phải qua cầu này.
Nại Hà có 3 thác nhỏ. Tội nhân đến đó hỏi
nơi nào có thể lội qua được nên mới gọi là Nại
hà. Nước toàn máu tanh hôi không thể đến
gần được.
Nam Dương:
- Là nơi phát tích của nhà Đông Hán. Vua Hán
Quang Vũ là Lưu Tú đã dấy nghiệp ở đó.
Nam Dương cũng là nơi Gia Cát Lượng nằm ngũ
trong túp lều tranh trước khi ra giúp Lưu Bị.
Nam Lâu: Xem Du
Lượng.
Nàng Ban:
- Liệt nữ truyện: Nàng Ban còn gọi là Ban
Cơ, tức nàng Ban Chiêu đời Đông Hán, em gái Ban
Siêu. Bà có tài học, triều vua Hòa đế được
triệu vào cung dạy học, các hoàng thân quý nhân
đều phải thờ bằng thầy. Có làm ra tập "Nữ
giới" gồm 7 thiên. Anh bà là Ban Cố soạn
bộ Hán thư chưa xong thì mất, bà dâng chiếu xin
vua Hòa đế soạn tiếp cho trọn bộ. Ban Chiêu có
chồng là Tào Thế Thúc. Thế Thúc chết sớm, bà
một mực giữ tiết hạnh.
Kiều:
Khen tài nhả ngọc phun châu.
Nàng Ban, ả Tạ
cũng đâu thế này. Nàng Ban cũng có
thể là Ban Tiệp Dư cung nữ của vua Hán Thành
Đế, nàng có nhan sắc, có tài làm thơ, được
vua yêu nhưng về sau bị ruồng bỏ. Nàng có làm
bài: "Oán hành ca" đề vào chiếc
quạt nói về thân phận chiếc quạt: Khi mùa thu
đến bị người ta xếp xó, không ai dùng cũng
giống như tình cảnh người cung nữ lúc được
yêu, lúc lại bị ruồng bỏ.
Cung oán ngâm khúc Nụ hoa chưa mỉm miệng
cười.
Gấm nàng ban đã lạt mùi thu dung.
Nàng Hồng: Là tỳ nữ của Thôi Oanh Oanh
trong truyện "Mái Tây" (Tây sương ký).
Nàng Mạnh:
- Tức nàng Mạnh Quang đời Hán rất kính trọng
chồng là Lương Hồng, mỗi khi dọn cơm cho chồng
ăn thường nâng cái án lên tận ngang mày.
Xem Bố Kinh.
Nàng Oanh: Nàng Đề Oanh thời Hán.
- Sử ký: Thuần Vu ý làm quan đất Tề phải
tội sắp đem hành hình. Họ Thuần không có con
trai, chỉ sinh được 5 người con gái. Người con
gái út tên là Đề Oanh thương khóc theo cha đến
Trường An, dâng thư lên Hán Văn Đế xin bán
mình làm đứa ở chổ quan phủ để chuộc tội cho
cha. Hán Văn Đế bèn tha tội cho họ Thuần.
Năm cha ba mẹ :
- Theo sách "Thọ Mai Gia Lễ" của Tiến
sĩ Hồ Sỹ Tân, hiệu thọ Mai (1690 - 1760), mỗi
người có thể có ba cha và tám mẹ.
Ba cha là : Thân phụ (Cha ruột), Kế phụ
(Cha ghẻ, cha dượng), Dưỡng phụ (cha nuôi).
Tám mẹ là : Thân mẫu (Mẹ ruột). Nếu mẹ
ruột là vợ lẽ của cha, phải gọi là Thứ mẫu,
gọi vợ cả của cha là Đích mẫu. Nếu mẹ
ruột ly dị với cha, phải gọi là Xuất mẫu,
Sau khi cha mất, mẹ đi lấy chồng khác thì gọi là
Giá mẫu. Mẹ ghẻ gọi là Kế mẫu.
Người vợ lẽ của cha, có công nuôi nấng mình
(nếu mẹ ruột qua đời khi mình còn nhỏ) thì gọi
là Từ mẫu. Mẹ nuôi gọi là Dưỡng mẫu.
Bà vú cho mình bú mớm từ khi còn nhỏ thì gọi
là Nhũ mẫu.
Thành ngữ "Năm cha ba mẹ" chỉ
nguồn gốc không thuần nhất.
Năm Hồ:
- 5 tộc Hồ. Đời Tống bị nạn 5 tộc Hồ vào xâm
lấn, quân đông ngựa nhiều, chỉ quăng roi xuống
sông cũng đủ lấp dòng nước chảy.
- Năm ngựa lội sông Nam: Chỉ việc 5
người con vua Tấn chạy loạn vượt sông Dương
Tử.
Nằm giá: Từ chữ "Ngọa
băng" (Nằm trên băng).
- Sưu thần ký: Sở Liêu thờ mẹ rất có hiếu,
mẹ ông bị bệnh thủng, đêm nằm mộng thấy một
đứa bé đến bảo rằng: Nếu được ăn cá chép
thì bệnh sẽ giảm ngay. Bà đem chuyện nói với
Liêu. Bấy giờ là tháng chạp, không tìm đâu
được cá. Liêu đứng ngữa mặt lên trời khóc
rồi cởi áo nằm trên băng, bổng có đồng tử phá
đám băng Liêu đang nằm, băng tan và có 2 con cá
chép nhảy ra. Liêu bắt về làm thuộc cho mẹ.
Theo Nhị thập tứ hiếu của Lý văn Phức,
Vương Tường người Tấn, mẹ chết sớm, bị bà mẹ
kế cay nghiệt thường gièm pha thêu dệt làm cha
ông ghét bỏ ông, nhưng ông vẫn dốc lòng hiếu
thảo với cha và mẹ kế. Mùa đông nước đóng
băng, mẹ kế muốn ăn cá tươi, ông cởi trần nằm
trên băng. Băng nứt, 2 con cá chép nhảy ra, ông
bắt về dâng mẹ kế. Từ đó cha và mẹ kế quý
ông lắm.
Sãi Vãi: Ngồi đêm đông, thương người
nằm giá khóc
măng. Vân Tiên Suy Trang nằm giá khóc măng.
Hai mươi bốn thảo, chẳng bằng người xưa.
Nắng hạ làm mưa: Nói tài cứu dân
giúp nước.
- Vua Cao Tông nhà Thương cầu được Phó Duyệt ở đất
Phó Nghiêm về tôn lập làm thừa tướng ở luôn
bên cạnh vua. Cao Tông bảo Phó Duyệt rằng: "Nhược
tuế cự xuyên dụng nhữ tác chu tiếứp, nhược tuế
đại hạn dụng nhữ tác lâm vũ." (Nếu qua
sông lớn, dùng nhà ngươi làm mái chèo thuyền,
nếu phải năm đại hạn, dùng nhà ngươi làm trận
mưa rào).
ý nói người hiền tài ra cứu dân giúp nước,
cũng như trận mưa phải cơn hạn vây. (Thông Chí
quyển 3, Thượng thư quyển 10).
- Về mục lục N
Nếm mật nằm gai:
- Từ chữ Thường đởm ngoạ tân chỉ ý chí
vượt qua gian khổ để đạt mục đích.
Việt Vương Câu Tiễn thời Xuân Thu, sau khi ở
nước Ngô trở về, thường nằm ngũ trên gai, có
treo cái mật, nằm ngồi đều nhìn thấy mật, ăn
uống thì nếm vị đắng của nó trước. Tỏ ý
không quên cái khổ nhục trước đó. Quả nhiên
sau đó nhờ chịu đựng gian khổ mà đánh bại
được nước Ngô, báo thù cho nước Việt.
Nịnh Thích:
- Người thời Xuân Thu, giúp Tề Hoàn Công dựng nên
nghiệp bá. Trước khi sang Tề, Nịnh Thích từng đi
chăn trâu kiếm sống.
Noi nghĩa ở nhân:
- Mạnh Tử: "Ngô nhân bất năng cư nhân do
nghĩa vi chi tự khí giã. Nhân nhân chi an trạch
giã. Nghĩa nghĩa chi chính lộ giã" (Thân
ta không thể ở vào chổ nhân, đi theo con đường
nghĩa, gọi đó là mình tự bỏ mình. Nhân là nhà
yên ấm của con người, Nghĩa là con đường chính
của người).
Non Đào:
- Sách Liệt tiên truyện chép ở huyện Nga My, tỉnh
Tứ xuyên có núi My Sơn có lắm cây Đào, ăn quả
của nó sẽ được sống lâu và thành tiên.
Nối điêu:
- Do chữ "Tục Điêu": Nối đuôi con
Điêu là lời nói khiếm chỉ việc bắt chước mà
tiếp công việc của người khác.
Điêu là giống động vật thuộc loài chuột ở
rừng xứ lạnh, lông dài, đuôi to. Đời Hán, các
quan hầu gần vua đều đội mũ có cắm đuôi Điêu
làm ngù. Đến đời Tấn, sau khi cướp được ngôi
Huệ Đế, bè đảng của Triệu Vương Luân đều
lên chức khanh tướng, cả bọn lính hầu cùng bọn
tôi tớ phục dịch cũng được phong tước, mỗi khi
triều hội, quan chức đội mũ đuôi Điêu ngồi
đầy cả. Thời bấy giờ, có câu ngạn ngữ giễu
rằng: Điêu bất túc, cẩu vĩ tục (Đuôi
Điêu không đủ, lấy đuôi chó nối vào).
Nổi quân Hạ:
- Nói việc vua Thiếu Khang nổi quân dựng lại
nghiệp, trung hưng nhà Hạ.
Nội kinh:
- Pho sách thuốc rất cổ (Gồm bộ Tố vấn và
bộ Linh Khu hợp lại) dạy về nguyên lý cơ
bản và phép châm cứu của Đông y.
Nụ cười nghìn vàng: Nói giá trị nụ
cười của Bao Tự. Xem Bao
Tự cười.
Núi đất ba lời: Nói 3 lời hẹn ước
của Quan Vân Trường.
- Tam Quốc diễn nghĩa: Tào Tháo khởi 20 vạn
quân đánh Lưu Bị. Lưu Bị thua to phải chạy sang
nương nhờ Viên Thiệu. Bấy giờ, Quan Vân Trường
đóng giữ Hạ Bì. Tào Tháo đem quân đến đánh,
Hạ Bì thất thủ. Vân Trường phải rút quân lên
núi đất đóng quân tạm nghĩ. Tào Tháo cho
Trương Liêu lên dụ Quan Vân Trường hàng. Thế
cô lực kiệt, Vân Trường giao ước: "Tôi
có 3 điều giao ước, nếu Thừa tướng (Tào Tháo)
nghe cho, tôi xin lập tức cởi giáp lai hàng,
nhược bằng không nghe, tôi đành chịu 3 tội mà
chết. Một là: Ta cùng Hoàng Thúc (chỉ Lưu Bị)
có lập lời thề cùng nhau giúp nhà Hán, nay ta
chỉ hàng vua Hán, hkông hàng Tào Tháo. Hai là: 2
chị dâu ta phải được cấp dưỡng theo bổng lộc
của Hoàng Thúc, nhất nhất người ngoài không
được đến cửa. Ba là: Hể ta được thấy Hoàng
thúc ở đâu, ta lập tức cáo từ rồi đi theo. Ba
điều ấy nếu thiếu một điều, ta nhất địnhkhông
hàng." Tào Tháo ưng thuận. Vân Trường
rất được Tháo hậu đãi cốt làm ông phải chịu
ơn nặng mà không nở bỏ mình về với Lưu Bị
nữa, nhưng sau khi biết được tin Lưu Bị, Vân
Trường liền từ tạ Tào Tháo mà về với Lưu Bị.
Xem Quan Hầu.
Nước an làm trí, nước loàn làm ngu :
- Luận ngữ : " Tử viết : Nịnh Vũ Tử,
bang hữu đạo tắc trí, bang vô đạo tắc ngu. Kỳ
trí khả cập giã, kỳ ngu bất khả cập giã"
(Khổng Tử nói : Ninh Vũ Tử là người trí khi
nước có đạo, lại là người ngu khi nước không
đạo. Người ta có thể theo kịp cái trí của ông
chứ không thể theo kịp cái ngu của ông).
Nước Dương : Nước phép của nhà
Phật.
- Quan âm lấy nhành Dương Chi nhúng nước Cam lồ
vẫy lên chúng sinh để dập tắt đau khổ của
người đời.
Nước non :
- Bởi chữ "Cao sơn lưu thủy" chỉ
tiếng đàn hay của người tri kỷ, tiếng đàn có
bạn tri âm thưởng thức. Lã Thị Xuân Thu :
Bá Nha người thời Xuân Thu là người giỏi đàn,
gặp và chơi thân với Chung Tử Kỳ là người sành
nghe đàn. Một hôm, Bá Nha đánh đàn, Tử Kỳ
ngồi nghe. Khi Bá Nha nghĩ đến chốn non cao (cao
sơn), Tử Kỳ bảo : "Thiện tại hồ cổ cầm,
ngụy ngụy hồ nhược Thái sơn." (Đánh
đàn giỏi làm sao ! vòi vọi cao thay như núi
Thái). Một lát sau, Bá Nha lại nghĩ đến chổ
nước chảy (lưu thủy), Tử Kỳ lại nói : Thiện
tại hồ cổ cầm, đãng đãng hồ nhược lưu
thủy." (Đánh đàn sành biết mấy, mênh
mông thay như nước chảy.). Đến khi Tử Kỳ chết,
Bá Nha đập đàn không gẩy nửa vì cho rằng đời
không ai hiểu được tiếng đàn của mình.
Kiều :
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.
Ngày tháng trong bầu :
- Thi Tồn người nước Lỗ, học được phép tiên,
có một cái bầu, trong bầu là một thế giới
riêng, có đủ trăng sao trời đất. Đêm tối ông
vào trong bầu mà ngũ, tự đặt hiệu là Hồ Thiên,
người ta gọi là Hồ Công (Hồ là cái bầu).
Xem Phí
Trường Phòng.
Ngân hải tinh vi :
- Sách thuốc nói về cách chữa bệnh đau mắt,
tương truyền do Tôn Tư Mạc đời Đường soạn.
Ngọa Long : Hiệu của Khổng Minh. Xem Rồng Phụng Kinh Châu.
Ngoại khoa :
- Những sách thuốc dạy phép chữa các bệnh bên
ngoài thân thể.
Ngọc Lâu phó triệu : Nói văn nhân mất
sớm. Xem Trường Cát.
Ngọc Tiêu : Xem Duyên Ngọc Tiêu.
Ngòi viết Đỗng Hồ : Nói việc làm
chính trực.
- Đỗng Hồ là sử quan nước Tấn đời Xuân Thu.
Tả Truyện : Tấn Linh Công lập mưu giết quan
đại thần là Triệu Thuẫn, mới bày tiệc rượu ở
trong cung, mời Triệu Thuẫn vào dự rồi phục sẵn
quân giáp sĩ giết đi. Viên Xa Hữu (Võ sĩ mang
binh khí ngồi trên xe hộ vệ ở bên phải) của
Triệu Thuẫn là Đề Di Minh biết việc đó, bèn đi
theo hộ vệ Triệu Thuẫn. Khi rượu uống được 1
tuần, Di Minh bèn tiến lên điện, nói to rằng : "Bề
tôi hầu rượu vua, theo lễ không được uống quá
3 chén..." Nói xong liền vực Triệu Thuẫn
xuống điện chạy trốn thoát ra ngoài, giữa
đường gặp Triệu Xuyên hỏi chuyện đầu đuôi
rồi bảo Triệu Thuẫn chớ sang nước khác vội, hãy
đợi trong mấy ngày nữa sẽ rõ tin tức. Triệu
Xuyên về kinh thành, nghe biết Tấn Linh Công chơi
ở Đào Viên mới giả cách vào yết kiến rồi giết
Tấn Linh Công, sau đó cho người đón Triệu Thuẫn
về triều cùng các quan lập vua mới. Triệu Thuẫn
vẫn làm tướng quốc, vẫn lấy việc giết vua ở
Đào Viên làm áy náy, mới đến sử quán đòi
lấy bản chép của quan Thái sử là Đỗng Hồ xem.
Đỗng Hồ chép việc ở Đào Viên như sau : "Ngày
27 tháng 9 năm ất Sửu, Triệu thuẫn giết vua Linh
Công ở Đào viên." Triệu Thuẫn nói điều
đó không đúng. Thái sử Đỗng Hồ nói : "Ngài
làm tướng quốc, trốn đi chưa khỏi địa giới
nước nhà mà đã có việc giết vua, khi về lại
không trị tội quân giặc thế thì không phải tự
ngài thì còn ai ?" Khổng Tử khen : "Đỗng
Hồ cổ chi lương sử giả, thư pháp bất ẩn."
nghĩa là Đỗng Hồ là quan Thái sử tốt thời cổ,
chép việc không có giấu giếm.
Ngô Bệ :
- Người làng Trà Hương đời vua Trần Dụ Tôn. Họp
Đảng làm loạn, giữ núi Yên Phụ, dựng cây cờ
lớn ở trên núi, tiếm vị xưng vương.
- Về mục lục N
Ngô dữ Ngô bào : Chỉ việc cùng là
đồng loại, đồng bào.
- Bài "Tây Minh" của Trương Trí có câu : "Dân
ngô đồng bào, vật ngô dữ giã." (Người
với ta là đồng loại, cho nên gọi là đồng bào,
thì coi nhau như anh em mình. Vật (động, thực
vật) cùng ta chẳng đồng loại, nhưng tính thể sở
tự cũng vốn ở trời đất cho nên gọi là
"ngô dữ" thì coi nhau như bè lũ mình.)
- Về mục lục N
Ngô Khởi : Nói việc lo lập công danh
mà bội phản tình vợ.
- Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện : Tướng giỏi
có danh tiếng ở nước Tề. Ngô Khởi người nước
Vệ thời Chiến quốc, tính hay nghi kỵ và tàn
nhẫn. Lúc còn trẻ nhà ông có hàng ngàn lạng
vàng, đi du thuyết tìm công danh không được bèn
phá hết cửa nhà, bị hàng xóm chê cười. Khởi
giết hơn 30 người chê cười mình rồi đi ra
ngoài thành phía đông, từ biệt mẹ, cắn vào
cánh tay mà thề : "Khởi này không làm nên
khanh tướng thì nhất định không về nước Vệ
nữa." Khởi đi học với Tăng Tử, được
ít lâu mẹ chết cũng không về. Tăng Tử khinh bỉ
rồi tuyệt giao với Khởi. Khởi đến nước Lỗ học
binh pháp, thờ vua Lỗ. Tề đánh Lỗ, Lỗ muốn dùng
Ngô Khởi làm tướng nhưng vì vợ Khởi là người
tề nên vua Lỗ ngờ vực chưa dám quyết. Khởi liền
giết vợ để được vua Lỗ dùng. Vua Lỗ cho Khởi
làm tướng.
Sãi Vãi :
Ghét đứa cầu mị giết con.
Ghét đứa tham sang hại vợ.
Ngồi giữa gió xuân hơi hòa : ý nói
được nghe, được học đạo lý hay.
- Chu Công Thiềm, sau khi tiếp kiến Minh Đạo ở đất
Nhữ, về bảo với mọi người : "Mình như
ngồi giữa gió xuân suốt cả một tháng."
- Về mục lục N
Ngọc bội :
- Đồ đeo bằng ngọc, chỉ hạng người quân tử,
hạng người đã hiển đạt và có quan chức.
Lời sớ sách Lễ Ký : Tự sĩ dĩ thương giai
hữu ngọc bội." (Các quan từ hàng sĩ trở
lên đều có đeo đồ trang sức bằng ngọc).
Kiều :
Nàng rằng : "Trộm liếc dung quang"
Chẳng sàng ngọc bội cũng phường kim môn.
Ngọc Đường :
- Chỉ dinh thự hay nơi làm việc của quan Hàn Lâm
Học Sĩ. Theo lời chú trong Hán Thư nói : Đời
Hán, các quan đợi chiếu ở Ngọc Đường điện.
Về sau nhân thế "Ngọc Đường"
dùng để gọi chung nhà cửa của hạng quan gia phú
quý.
Ngọc Hoàn :
- Dương Ngọc Hoàn hay Dương Quý Phi, vợ vua
Đường Minh Hoàng, còn có hiệu là Thái Châu.
Ngọc Kiểm : Tên ngọn núi gần Lam Sơn,
Thanh Hóa.
Ngọc Liên :
- Tình sử : Tên người con gái nhà họ Tiền
góa chồng, bà mẹ ép gã cho người khác. Nàng
liều chết không chịu thất tiết.
Ngũ Bá :
- Cuối đời nhà Chu thời Xuân Thu, 5 vua chư hầu là
Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tống Tương Công,
Tần Mục Công, Sở Trang Vương kế tiếp nhau nỗi
lên làm bá chủ một thời gọi là Ngũ Bá. Ngũ Bá
đều dựa theo uy lực, giả dối nhân nghĩa, kéo bè
nước này đánh nước kia, người dân phải chịu
lầm than điêu đứng.
Ngũ hành :
- Chỉ 5 tác nhân hay 5 thế lực tác động có ảnh
hưởng lẫn nhau.
Theo Đổng Trọng Thư, thứ tự ngũ hành là : 1.
Mộc, 2. Hỏa, 3. Thổ, 4. Kim, 5. Thủy. Một trong 5
hành đến lượt nó lại sinh ra hành sau. Mỗi hành
đến lượt lại bị thắng (khắc) bởi hành thứ 2
đến sau. Cho nên : Mộc sinh Hỏa, Kim sinh Thủy,
Thủy sinh Mộc. Đó là quá trình "Tương
sinh", nhưng mộc thắng Thổ, Thổ thắng
Thủy, Thủy thắng Hỏa, Hỏa thắng Kim, Kim thắng
Mộc. Đó là quá trình "Tương khắc".
âm dương gia chủ trương ngũ hàng tương sinh,
tương khắc theo một thứ tự cố định. Phái ấy
chủ trương rằng sự liên tục của 4 mùa là hợp
với quá trình tương sinh của ngũ hành cho nên :
Mộc thịnh mùa xuân, sinh Hỏa, thịnh mùa hè, Hỏa
lại sinh Thổ, thịnh ở trung ương. Thổ lại sinh
Kim, thịnh mùa thu. Kim sinh Thủy, thịnh mùa Đông.
Thủy lại sinh Mộc, thịnh mùa xuân.
Ngũ Hổ :
Ngũ hồ :
- Chỉ 5 hồ Động Đình và các hồ lân cận, ở đây
có nhiều cảnh đẹp.
Theo sách "Tiều học kiểm châu" thì
Ngũ Hồ gồm : Thái hồ ở Hồ Châu, Xạ
Dương hồ ở Sở Châu, Thanh Thảo hồ ở Nhạc Châu,
Đan Dương hồ ở Nhuận Châu và Cung Đình hồ ở
Hồng Châu.
Tự tình khúc : Buồn mây khói tỏa năm
hồ.
Ngũ Lăng :
- Một vùng đất phía Tây kinh thành Tràng An, các
đời Hán, Đường, ở đó có lăng mộ 5 vua Hán,
về sau vùng này tập trung nhiều quan lại quý tộc
cấp cao. "Ngũ lăng niên thiếu" chỉ
bọn con nhà quyền quý, giàu sang.
Ngũ Liễu tiên sinh :
- Hiệu của Đào Tiềm.
(Vì nhà ông có trồng 5 cây Liễu).
Ngũ Long Công chúa :
- Tức Thanh Long, Hắc Long, Bạch Long, Xích Long và
Hoàng Long : 5 công chúa con Long Vương.
Theo "Thuyết Đường" : 5 công chúa
này tu tiên ở núi Ngũ Long, có nhiều phép lạ,
từng bày trận ngũ hành giúp nước Tây Phiên
đánh nhau với quân nhà Đường.
Ngũ Quế : Chỉ người con hay nối được
chí cha ông mà làm nên.
Ngũ Quý :
- Chỉ thời Ngũ đại, gồm : Hậu Lương, Hậu
Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu. Đây là thời
đại loạn lạc trong lịch sử Trung Quốc, nhân dân
bị khốn cùng trăm bề.
Ngũ Sắc chi bút :
- Bút 5 màu, gồm : Hắc (đen), Bạch (trắng), Hoàng
(vàng), Thanh (xanh), Hồng (đỏ).
Do tích Giang Yêm nằm mộng thấy có người cho cây
bút 5 màu. Từ đó, văn chương thường dùng tích
này.
Ngũ Tử Tư :
- Sử ký : Ngũ Tử Tư người nước Sở thời
Xuân Thu, cha là Ngũ Xa, anh là Ngũ Thương, tổ
tiên là Ngũ Cử có danh lớn ở Sở. Ngũ Xa làm
Thái thú thời Sở Bình Vương. Sở Bình Vương vô
đạo, cướp vợ của con là thái tử Kiến. Về sau,
Sở Bình Vương nghe lời xiểm nịnh của Phí Vô Kỵ
mới cho người giết thái tử Kiến và bắt bỏ tù
Ngũ Xa. Vô Kỵ nói với Bình Vương : "Ngũ
Xa có hai con đều là những người tài giỏi, nếu
không giết thì sẽ là mối lo cho nước Sở. Nay
dùng Ngũ Xa làm con tin, dụ họ đến mà giết
đi." Bình Vương cho sứ giả gọi Ngũ
Thương đến, rồi giết cả Xa lẫn Thương.
Ngũ Tử Tư trốn sang Tống, rồi đến Trịnh và
Ngô, ngày đêm lo việc báo thù cho cha và anh.
Đến cửa ải Chiêu Quan, người giữ cửa đuổi theo
muốn bắt, ông đi bộ bỏ chạy. Đến sông Giang,
may trên sông có người đánh cá đang chèo chiếc
thuyền nhỏ, biết Tử Tư nguy cấp và đói lắm nên
mới đi kiếm cơm cho ăn. Tử Tư nấp trong bụi lau,
người đánh cá mang cơm đến gọi : "Lô
trung nhân ! Lô trung nhân ! Lô trung nhân !"
(Hỡi người trong bụi lau), Tử Tư ra nhận cơm ăn.
ăn xong, người đánh cá bèn chèo thuyền cho Tử
Tư sang sông.
Tử Tư đến Ngô, giúp công tử Quang lên ngôi vua,
đó là vua Hạp Lư nước Ngô (Ngô Hạp Lư). Hạp
Lư tin dùng Tử Tư mưu việc đánh Sở. 9 năm sau,
Hạp Lư cùng Tử Tư đem quân đánh Sở. Quân Sở
thua to, quân Ngô kéo vào thành, Bình Vương đã
mất. Tử Tư cho đào mã Sở Bình Vương, đem thây
ra đánh 300 roi để báo thù rửa nhục cho cha và
anh. (Ngũ Tử Tư liệt truyện, Đông Chu liệt quốc,
hồi 71 - 73).
Ngũ Thường : Hay Ngũ Luân của
Nho giáo.
- Mạnh Tử : Con người ta đã là người nhưng
nếu chỉ có ăn no, mặc ấm, ở yên thân mà không
có giáo dục thì cũng gần giống như loài cầm
thú. Thánh nhân lấy làm lo về điều đó mới
khiến người Tiết làm quan Tư Đồ lo việc lấy
nhân luân (Đạo đức trong quan hệ giữa người
với người) mà dạy dân. Nghĩa là giữa cha con
phải có tình thân cốt nhục, giữa vua tôi phải
có lễ nghĩa, giữa chồng vợ phải có tình thương
nhưng vẫn giữ sự phân cách giữa nam và nữ, giữa
người già với người trẻ phải có thứ bậc, tôn
ti, giữa bạn bè phải có đức thành tín.
Ngũ Viên : Tức Ngũ Tử Tư.
Ngũ viên :
- Tức "Ngũ lực viên thông" : 5 sức
mạnh của người tu Phật, nếu phát huy được đầy
đủ sẽ đắc thành đạo Phật. 5 sức mạnh đó là
: Tín lực, Tinh Tấn lực, Niệm lực, Định lực và
Tuệ lực.
Ngũ viên cũng có thể chỉ bản thể chân không,
là hình tượng giải thoát rốt ráo, nó không
sinh, không diệt, không tăng, không giảm, vốn
không phải là cái "sắc" hiện tượng cụ
thể, tương đối có sinh có diệt, song nó sinh ra
tất cả mọi hiện tượng. (Khái niệm này làm ta
liên tưởng đến khái niệm "Cái Một"
của ấn Độ giáo - TQ).
- Về mục lục N
Ngưu Lang :
- Tức Khiên Ngưu Lang (Chàng chăn trâu). Khiên Ngưu
vốn là tên sao phía Nam Thiên Hà, đối diện sao
Chức nữ, sau biến thành nhân vật thần thoại. Chức Nữ. ở Bắc sông
Ngân lo nghề dệt cửi, trời thương cảnh lẽ loi
mà đem gã cho Ngưu Lang, chàng chăn trâu bên kia
sông Ngân. Sau vì Chức Nữ có lỗi nên Trời phạt
bắt trở về, chỉ cho phép một năm một lần sang
sông Ngân gặp Ngưu Lang.
Nguyên :
- Triều Nguyên ở Trung Quốc, trải 5 đời gồm 9 vua,
kéo dài 93 năm (1277 - 1368).
Nguyên Hà :
- Hay Nguyên Giang là sông ở Hà Nam Trung
Quốc, phát nguyên từ tỉnh Quý Châu chảy vào Hồ
Động Vinh rồi hợp lưu với sông Tiêu, sông
Tương cùng chảy tới Hồ Động Đình. Vùng xung
quanh con sông này phong cảnh rất đẹp.
Nguyên Chẩn : Tự Vị Chi, thi sĩ có
tiếng đời Đường.
Nguyên Khanh : Xem Tướng Hủ.
Nguyên Lượng : Tên tự của Đào Tiềm.
Xem Đào Tiềm.
Nguyên soái chinh tây :
- Tức Tiết Nhơn Quý, ông người đất Long Môn, vốn
làm nghề cày ruộng rồi theo Đường Thái Tông
đánh Liêu Đông, sau lại theo Đường Thái Tông
sang đánh các nước Tây vực đều tỏ ra là vị
tướng tài, dũng cảm và có nhiều mưu trí. Khi
đánh Liêu Đông, ông một mình tay cầm giáo lưng
đeo cung nỏ xông vào phá tan thế trận đối
phương. Khi đánh Tây Vực, 10 vạn quân Đột
Quyết khiếp sợ xin hàng.
Nguyên Tài : Một người giàu sang đời
Đường (Trung Quốc).
Nguyên Thủy Thiên Tôn : Một vị tiên
đứng đầu trong chư tiên.
Nguyên Trung :
- Viên Cơ : Ngụy Nguyên Trung đời Đường,
một hôm thấy có mấy người đàn bà con gái từ
đâu hiện đến đứng trước giường, ông bảo : "Có
thể khiêng cái giường ta xuống dưới sân được
không ?" Họ liền khiêng ngay cái giường
ông xuống sân, lại bảo : "Có thể khiêng
cái giường đặt vào chổ cũ được không ?"
Họ lại đặt vào chổ cũ, lại bảo : "Có
thể khiêng ra phố được không ?" Họ đều
cúi lạy rồi đi và bảo với nhau rằng : "Đó
là bậc trưởng giả khoa hậu, ta không nên đùa
cợt như với những người khác."
Nguyễn Bỉnh Khiêm :
- Tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân Tiên sinh, biệt hiệu
Tuyết Giang Phu tử. Người làng Trung Am, huyện
Vĩnh Lại, Hải Dương (nay là huyện Vĩnh Bảo,
ngoại thành Hải Phòng), thường gọi là Trạng
Trình, sinh năm 1491, mất năm 1585.
Năm 1535, đời Mạc Đăng Doanh, ông thi đỗ Trạng
lúc 45 tuổi, ông làm quan tại triều Mạc đến
chức Lại bộ Tả thị lang, kiêm Đông Các Đại
học sĩ. ở triều 8 năm, ông dâng sớ hạch 18 lộng
thần. Năm 1542, đời Mạc Phúc, ông xin về trí
sĩ, làm nhà gọi là Bạch Vân am, lấy thưởng
ngoạn phong cảnh, ngâm vịnh và dạy học làm vui.
ông nỗi tiếng học rộng, nghiên cứu Kinh Dịch,
tinh thông bộ "Thái ất thần kinh" chuyên
về Lý học. Vua Mạc rất trọng ông, có công việc
vẫn thường đến hỏi. Lúc chết, ông được phong
Thượng thư bộ Lại, tước Trình Quốc Công
(Trước là Trình Tuyền Hầu). ông mất đời Mạc
Mậu Hợp, thọ 95 tuổi.
Nguyệt lão : Xem Chỉ hồng.
Ngư phủ đình : Đình trên bờ biển.
- Khuất Nguyên
nước Sở bị đuổi đi lang thang ở vùng Tương
Đàm. ông chài thấy mới nói rằng : "Người
đời đều đục sao ông không khuấy bùn lên, khua
sông lên cho nước đục. Người đời đều say, sao
ông không ăn cả bã rượu, nuốt cả cái rượu cho
cùng say ?" Khuất Nguyên đáp : "Sao
lại có thể để cho thứ trắng ngần bị nhuốm bụi
bậm của thế tục ?" Ngư phủ mĩm cười bỏ
đi.
Ngư toản y tông kim giám :
- Bộ sách thâu thái các sách cổ kim cùng các
phương thuốc bí truyền của dân gian.
Ngựa Hồ : Nói lòng nhớ nước.
Ngựa qua cửa sổ :
- Do chữ "Bạch câu quá khích" (Bóng
bạch câu, tức bóng mặt trời qua kẽ hở). ý nói
thời gian trôi qua rất nhanh.
Là xuất phát từ câu thơ :
Lễ ký tam niên chi tang.
Nhị thập ngũ nguyệt chi tất.
Nhược tứ chi quá khích." (Tang 3 năm thì
chỉ 25 tháng là hết như ngựa tứ qua khe hở).
Tam niên vấn : Lời sớ : Tứ tức tứ mã,
khích là khe cửa, ngựa tứ khỏe mà nhanh vụt qua
khe hở hẹp mà nhỏ là chỉ cái ý cực nhanh.
Trang Tử : "Nhân sinh thiên địa chi,
gian nhược bạch câu chi quá khích." (đời
người ta trong khoảng trời đất, như bóng bạch
câu qua khe hở).
Lư Hầu thế gia : Sử ký chép lời Lã Hậu nói với Trương Lương : Nhân
sinh nhất thế gian.
Như Bạch câu quá khích.
Hà chí tự khổ như thử. (Người ta sinh ra
đời như bóng Bạch Câu qua khe hở, cần gì phải
tự làm khổ mình như thế).
Lời chú của Sư Cổ trong Hán Thư cũng chép : "Đó
là nói về sự nhanh chóng. Bạch câu chỉ ánh mặt
trời, khích là khe hở ở tường"
Thạch Sanh :
Bóng câu cửa sổ ngựa bay.
7 năm thắm thoắt đến ngay bây giờ. Nam Hải
tế văn :
Bóng Bạch câu bay vụt cửa phù sinh.
Hình Thương cẩu đúc mòn khuôn đại khối.
Người đạo thờ vua : Nói việc Vương
Đạo giúpvua Tấn.
- Thông Chí : Vương Đạo, tự Mậu Hoàng, khi
Tấn Nguyên Đế còn làm Lang Nha vương, ông biết
thiên hạ đã loạn lạc, mới cùng các bậc hiền
tài tuấn kiệt trong nước mưu việc Cần Vương.
Nguyên Đế lên ngôi, ông được phong giữ chức
Thừa Tướng. Khi Nguyên Đế mất, ông nhận di
chiếu phò vua Minh Đế rồi Thành Đế. ông trãi
qua 3 đời vua, có công to, làm quan đến chức
Thái Phó.
Người đẹp sông Tương :
- Xưa có người bắt được cái gối, đêm nào nằm
mơ cũng thấy cùng một mỹ nhân đi chơi bên sông
Tương.
Người Địch chống chèo : Chỉ lòng
quyết tâm đánh giặc.
- Nói việc Tổ Địch đời Tấn khi cầm quân đánh
phương Bắc. Lúc đi qua sông, đến giữa dòng mới
gõ mái chèo mà thề rằng : "Tổ Địch bất
năng thanh Trung Nguyên bất phục tế giả"
(Tổ Địch không dẹp yên được đất Trung Nguyên
thì không qua lại sông này).
Câu nói này làm ta liên tưởng đến các câu nói
khác : "Thề không đánh tan được quân
giặc thì không về lại sông này" của
Hưng Đạo Đại Vương bên sông Bạch Đằng khi
đem quân đi đánh quân Nguyên, "Quân tử
nhất khứ, hề bất phục hoàn" (Quân tử
một đi không trở lại) của Kinh Kha bên sông Dịch
Thủy lúc đi hành thích Tần Thủy Hoàng.
Người khóc tượng : Nói hành động
trung nghĩa.
- Tục Thông Chí : Lý Quân người đất Thái
Nguyên đời Hậu Chu giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Năm
Thanh Thái đời Hậu Đường (934), ông làm Khống
học chỉ huy sứ, rồi Kiểm Hiệu Thái úy. Khi Tống
đoạt ngôi vua nhà Hậu Chu, Tống Thái Tổ sai sứ
đến gia phong ông làm Trung Thư Lệnh, đồng thời
dụ ông để ông nói nhà Chu xuống chiếu nhường
ngôi cho Tống. Lý Quân cự tuyệt, bọn tả hữu ép
ông, ông mới xuống lễ xứ thần nhưng sắc mặt
không cung kính. Kịp khi vào cửa công, bày tiệc
rượu, ông liền giả say lấy bức tranh vẽ tượng
Chu Thái Tổ treo lên tường mà khóc rầm lên mãi
không thôi để tỏ lòng trung với vua cũ, không
nhận tước phong của vua Tống. Về sau, ông chấp
binh chống lại Tống, bị thất bại, ông nhảy vào
lữa tuẩn tiết.
Người mò rận : Chỉ người không màng
đến sự thế.
- Vương Mãnh người đất Bắc Hải đời Tấn, tự
Cảnh Lược, thuở bé đã có chí lớn. ông ẩn ở
núi Hoa âm, ngồi nói chuyện mưu lược đánh Tần
với Hoàn ôn, tay vẫn mò bắt rận, xem như không
có người nào khác.
Người tựa cửa : Nói người mẹ tựa
cửa trông chờ con, chỉ tấm lòng người mẹ.
- Chiến quốc sách : Mẹ Vương Tôn giã bảo
với ông rằng : Nhữ triệu xuất nhi vãng lai,
tắc ngô ỷ môn nhi vọng nhữ." (Con sáng
sớm ra đi, chiều mới về thì mẹ đứng tựa cửa
mà ngóng trông con, con chiều tối ra đi mà không
về thì mẹ tựa cổng làng mà ngóng trông con).
Kiều :
Xót người tựa cửa hôm mai.
Quạt nồng
ấp lạnh những ai đó giờ ?
Người vị vong : Vị vong : chưa
chết, từ này dùng chỉ người đàn bà góa.
- Theo quan niệm phong kiến về chữ tiết của người
phụ nữ thì người đàn bà phải chết theo chồng
mà vẫn xem như còn sống.
Cung oán ngâm khúc :
Suy di đâu biết cơ trời.
Bổng không mà hóa ra người vị vong.
Nghê Thường : Thứ xiêm của nàng tiên,
màu sắc cầu vồng.
- Dị Văn Lục : Vua Đường Minh Hoàng nhân
đêm Trung thu được một đạo sĩ hóa phép đưa
lên chơi cung trăng. Các tiên nữ trên cung trăng
xiêm áo lộng lẫy, múa hát duyên dáng. Khi về
lại cõi trần, nhà vua phỏng theo điệu nhạc của
các tiên nữ trên cung trăng mà chế ra điệu "Nghê
Thường vũ y khúc" cho các cung nhân múa
hát.
Kiều :
Dẫu mà tay múa miệng xang.
Thiên tiên cũng xếp Nghê Thường trong trăng. Bích
câu kỳ ngộ : Vũ y thấp thoáng Nghê Thường
thiết tha.
Nghi gia : Hòa thuận cửa nhà, nói việc
con gái lấy chồng.
- Kinh Thi : "Đào chi yêu yêu, kỳ diệp
trăn trăn, chi tử vu quy, nghi kỳ gia nhân"
(Cây đào mơn mỡn xanh non, lá nó rậm rạp, cô
con gái kia về nhà chồng, hòa thuận với tất cả
mọi người trong gia đình).
Kiều :
Làm cho rõ mặt phi thường.
Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
- Về mục lục N
Nghĩa phụ Khoái Châu :
- Truyền kỳ Mạn lục : Trọng Quỳ và nhị Khanh
là con Từ Đạt người Khoái Châu, làm quan tại
thành Đông Quan (Hà Nội bây giờ) và Phùng Lập
Ngân, hai gia đình hứa hôn với nhau. Trọng Quý
và Nhị Khanh lấy nhau. Nhị Khanh khéo biết cư xử
nên họ hàng rất hòa thuận. Trọng uỳ lớn lên
sinh chơi bời lêu lõng, năm 20 tuổi theo cha đi
phó nhậm ở Nghệ An là vùng đương có giặc, Nhị
Khanh ở lại nhà. Cha mẹ nối nhau tạ thế, nàng
đưa tang về quê rồi đến ở chung với người cô
là lưu Thị. Lâu ngày không có tin chồng bèn sai
người đi tìm mới biết Lập Ngôn đã mất, Trọng
Quỳ hư đốn trở nên nghèo khổ. Nhị Khanh can
ngăn nhưng Trọng Quỳ vẫn quen tính chơi bời, một
lần thua bạc mà gán vợ. Nhị Khanh bèn thắt cổ
mà chết, để lại hai con trai. Trọng Quỳ ăn năn
khôn xiết, một hôm nằm ngũ ở gốc cây thấy Nhị
Khanh hiện về gặp gỡ chuyện trò và báo trước
cho căn duyên nên đến khi Lê Lợi nỗi binh, Trọng
Quỳ theo phò Lê Lợi, hai con trai làm quan đến
chức Nhập thị nội.
Nghĩa phụ Nam Xương : Tức nàng Vũ Thị
Thiết. Xem Vũ Nương.
Nghiêm Châu :
- Chỉ Nghiêm Quang và Châu Mục, người đất Nam
Dương đời Hậu Hán, hai người ghét đời liêu
bạc mà không ra làm quan.
Xem Tử Lăng.
Nghiêm Lăng : Tức Nghiêm Quang, tự Tử Lăng.
Nghiêm Nhan : Tướng thời Tam Quốc.
- Thông Chí : Lưư Chương sai Nghiêm Nhan giữ
3 quận. Trương Phi
đánh bắt được ông. Trương Phi quát hỏi : "Đại
quân ta đến sao lại không hàng mà dám đánh
chống lại ?" Ngiêm Nhan nói : "ở 3
quân ta đây chỉ có tướng thà chịu mất đầu
chứ không có hạng tướng đầu hàng."
Trương Phi nỗi giận quát tả hữu lôi ra chém.
Nghiêm Nhan sắc mặt không đổi, bình tĩnh nói : "Chém
đầu thì chém, sao lại nổi nóng thế."
Trương Phi nghe nói liền tha Nghiêm Nhan và cho
ông làm tân khách.
Nghiêm Quang : Tên của Tử Lăng.
Nghiêu Thuấn :
- Tên 2 ông vua theo truyền thuyết trong lịch sử cổ
đại Trung Quốc được nhà Nho coi là mẫu mực đã
theo được đạo trời trị dân.
Thông Chí : Nghiêu họ Doãn, con Đế Hiệu,
được phong cho đất Doãn (nay thuộc tỉnh Sơn
Đông), sau ở đất Đường (nay thuộc Hà Bắc) nên
lấy họ gọi là Đào Đường (Đào Đường thị) do
đó gọi hiệu là Đường Nghiêu. Thời bấy giờ
dân hưng thịnh, thái bình, già trẻ vui chơi trò
ném nhưỡng ở chốn khang cù. Nghiêu làm vua gần
100 năm rồi nhường ngôi cho Thuấn.
Thuấn họ Diêu, tên Trung Hoa, cha là Cổ Tẩu
(Người có mắt mà như mù, không phân biệt
được điều tốt xấu). Mẹ chết sớm, Cổ Tẩu lấy
vợ kế sinh ra Tượng là người kiêu ngạo nhưng
Cổ Tẩu lại quý yêu nên hai cha con đều muốn
giết Thuấn. Biết vậy nhưng Thuấn vẫn giữ tròn
đạo hiếu với cha và thảo với em. Thuấn cà